Được tạo bởi Blogger.

Giới thiệu bản thân

Tổng số lượt xem trang

Banner 468 x 60

Email Subscribe

Formulir Kontak

Tên

Email *

Thông báo *

Bottom Navi

Pages

Ads (728x90)

Followers

Menu

Top Menu

(HN) - (TP.HCM)
RSS

Thứ Tư, 10 tháng 9, 2014

Nếu bạn có một tài khoản Gmail hoặc sử dụng các ứng dụng của Google, thì đây là cơ sở để Google có thể lưu lại những dữ liệu về vị trí của bạn, trong hệ thống của họ.


May mắn thay, có một cách dễ dàng để xem chính xác những gì Google biết về những nơi bạn đã đến, và thậm chí bạn có thể xem bản đồ về các địa điểm bạn đã tới thăm trong quá khứ.

Điều này tất cả phụ thuộc vào việc bạn đã kích hoạt (enabled) hai chức năng gắn liền với tài khoản Google hay chưa: báo cáo vị trí (location reporting) và lịch sử vị trí (location history). 

Tất nhiên, Google hoàn toàn cho phép bạn tắt (turn off) các chức năng này bất kỳ lúc nào, và họ còn có cả hướng dẫn rất chi tiết nên bạn sẽ không cần quá lo lắng. 

Nhưng nến bạn muốn nhìn thấy những "dấu chân" của mình đã được ghi lại như thế nào. Thì hãy làm theo hướng dẫn sau đây: 

Đầu tiên, đăng nhập vào Gmail hoặc tài khoản Google mà bạn sử dụng nhiều nhất. 

Sau đó, bạn truy cập vào đây, màn hình khi đó sẽ giống thế này.
Google Maps Location website

Bạn sẽ thấy một số điểm dữ liệu hiện lên ngay lập tức, hoặc có thể sẽ không có gì cả. Tất cả phụ thuộc vào việc trước đây bạn có bật các chức năng đã được nêu ở đầu bài viết hay không. 

Cách dễ nhất để theo dõi đầy đủ lịch sử vị trí của bạn là thay đổi chức năng "Show" (góc trái phía trên bản đồ) từ 1 ngày thành 30 ngày, điều này sẽ cho phép bạn xem tất cả các dữ liệu vị trí của bạn theo tháng. 

Ví dụ, trong bản đồ phía dưới đây, bạn có thể xem tất cả những nơi một người dùng đã di chuyển trong 1 tháng vừa qua:

Google Maps Location data

Bạn cũng có thể chuyển đổi giữa chế độ xem bản đồ truyền thống và truyền hình vệ tinh:

Google Maps Location History

Nếu bạn vẫn không thể tìm thấy bất cứ điều gì, đừng lo lắng, có lẽ bạn đã không ủy quyền choGoogle hoặc bất kỳ ứng dụng nào để báo cáo và ghi lại vị trí của bạn. 

Bạn hãy yên tâm rằng, Google cung cấp một lựa chọn để bạn có thể "Xóa tất cả lịch sử" hoặc "Xóalịch sử trong một khoảng thời gian", vì vậy bạn có thể loại bỏ hoặc thay đổi lịch sử vị trí của bạntheo ý muốn. 

Và hãy nhớ, nếu bạn muốn tắt báo cáo vị trí và lịch sử vị trí khỏi tài khoản Google của bạn và các ứng dụng, bạn có thể làm theo hướng dẫn ở đây.

Thứ Ba, 9 tháng 9, 2014


Steve Jobs  nói: "Giá trị của 1 thiết kế không nằm ở chỗ trông mẫu mã nó ra sao mà vấn đề ở chỗ nó sử dụng hiệu quả thế nào" 






Thứ Hai, 8 tháng 9, 2014

Ngày nay, màn hình cảm ứng đã trở nên rất phổ biến trên mọi thiết bị điện tử, thiết bị cầm tay sau khi Apple giới thiệu chiếc iPhone đầu tiên vào năm 2007.
Màn hình cảm ứng được sử dụng trong máy vi tính hoặc các thiết bị cầm tay thông minh. Thiết bị này bao gồm: một màn hình hiển thị và một lớp cảm ứng phía trên bề mặt để thay thế cho chuột máy vi tính
Màn hình cảm ứng là một loại màn hình hiển thị có thể nhận diện cử chỉ chạm từ tay người dùng hoặc bút stylus. Ban đầu màn hình cảm ứng được thiết kế và sử dụng rộng rãi trong các ngành dịch vụ như: hệ thống các máy ATM, thiết bị đầu cuối bán lẻ, hệ thống định vị xe hơi, màn hình y tế và các bảng điều khiển công nghiệp.
Màn hình cảm ứng trở nên phổ biến như vậy bởi nó là  một trong các loại giao diện người dùng dễ sử dụng và trực quan nhất, nó cho phép người dùng có thể điều khiển thiết bị điện tử chỉ bằng cách chạm vào các biểu tượng và đường dẫn trên màn hình.
Nguyên lý hoạt động: Có ba thành phần chính trong công nghệ màn hình cảm ứng:
1. Cảm biến cảm ứng: Đây là một bề mặt phẳng hoặc cong (thường là phẳng) có khả năng nhận diện cảm ứng. Cảm biến cảm ứng hiện có 3 loại chính xây dựng trên những công nghệ khác nhau: cảm ứng điện trở, cảm ứng sóng âm bề mặt và cảm ứng điện dung.
2. Bộ điều khiển: thiết bị chuyển đổi sự thay đổi giá trị cảm biến thành các tín hiệu mà các thiết bị có thể nhận diện.
3. Phần mềm: ứng dụng giúp truyền lại các thông tin từ cảm biến do bộ điều khiển phát tới các bộ phận xử lý trên smartphone, tablet, máy vi tính.
Lịch sử công nghệ màn hình cảm ứng
Những năm 1960
Theo các nhà nghiên cứu thì màn hình cảm ứng điện dung đầu tiên được phát minh bởi EA Johnson tại Trung tâm Radar Hoàng gia Malvern, Anh vào khoảng thời gian 1965 – 1967. Bản báo cáo đầy đủ về công nghệ này được Johnson công bố vào năm 1968.
Những năm 1970
Năm 1971, Tiến sĩ Sam Hurst phát minh ra cảm biến “Elograph” – đây là sản phẩm được coi là bước tiến lớn của công nghệ cảm biến đã được Industrial Research đánh giá là một trong một trăm các sản phẩm công nghệ của năm 1973.
Đến năm 1974, lần đầu tiên màn hình cảm ứng kết hợp cùng một bề mặt trong suốt đã ra đời, đây là quá trình nghiên cứu bởi Sam Hurst và Elographics. Sản phẩm này được đăng ký bằng sáng chế công nghệ màn hình cảm ứng dựa trên công nghệ điện dung.
Năm 1977, Siemens tài trợ cho Elographics nhằm sản xuất ra màn hình cảm biến cong đầu tiên mang thương hiện AccuTouch. Mẫu AccuTouch đầu tiên rất khó sản xuất, song vẫn được coi là một thành tựu “cảm biến cảm ứng” quan trọng.
Năm 1980
Năm 1983, công ty sản xuất máy tính, Hewlett-Packard giới thiệu HP-150, một máy vi tính với công nghệ màn hình cảm ứng. HP-150 đã được xây dựng với mạng lưới các tia hồng ngoại nằm ở mặt trước của màn hình để phát hiện chuyển động ngón tay. Tuy nhiên, các bộ cảm biến hồng ngoại này hút bụi nên cần yêu cầu làm sạch thường xuyên.
Năm 1990
Thập niên 90 là thập niên chứng kiến nhiều thiết bị di động sử dụng công nghệ màn hình cảm ứng. Năm 1993, Apple phát hành Newton PDA, thiết bị nhận dạng chữ viết và IBM phát hành điện thoại thông minh đầu tiên được gọi là Si-môn. Vào năm 1996, Palm gia nhập thị trường PDA và công nghệ tiên tiến màn hình cảm ứng.
Những năm 2000
Năm 2002, Microsoft ra mắt phiên bản cảm ứng cho Windows XP: Windows XP Tablet Edition và bắt đầu tham gia vào thị trường cảm ứng.
Rồi đến năm 2007, Apple giới thiệu iPhone chiếc điện thoại cảm ứng đầu tiên được yêu thích nhất đã ra đời làm thay đổi các tương tác của người dùng với các thiết bị công nghệ.
Số lượng người Việt Nam sử dụng Internet rất cao nhưng rất ít trong đó biết tận dụng Internet để làm giàu. Hầu hết đều cho rằng phải “người cao siêu” lắm mới khai thác được lợi thế Internet.

Tuy nhiên, thạc sỹ Nguyễn Phan Anh, chuyên gia e-marketing, giảng viên khoa Thương mại điện tử, ĐH Thương mại Hà Nội khẳng định một người bình thường với các kỹ năng bình thường cũng có thể kiếm tiền từ Internet. Thạc sỹ Nguyễn Phan Anh chia sẻ cùng độc giả VTC News cách kiếm tiền từ nội dung số.
Nội dung số là tất cả những gì người dùng có thể nghe được, đọc được, xem được, chơi được ở trên mạng Internet, như vậy, có thể nói nội dung số là một kho tài nguyên khổng lồ có nhu cầu rất lớn từ phía người dùng và các doanh nghiệp.

Kiếm tiền từ âm nhạc

Bạn rất thích nghe nhạc? Hẳn là vậy. Nhưng bạn đã bao giờ nghĩ đến việc bán âm nhạc? Ngay cả khi không có năng khiếu âm nhạc, bạn vẫn có thể kiếm tiền từ giọng nói.

Thu âm và bán các câu truyện dạng audio, truyện dài dành cho người lớn, truyện cổ tích dành cho trẻ nhỏ là một gợi ý.  Bạn có thể tạo ra một website chia sẻ âm nhạc, chia sẻ các câu chuyện.

Sau một thời gian chăm chút cho website, khi website có hàng trăm ngàn lượt nghe mỗi ngày thì bạn có thể kiếm tiền từ các dịch vụ download file, tải nhạc chuông cho điện thoại, bán quảng cáo,…
Nếu bạn là một nhạc sỹ nghiệp dư hoặc một nhạc công có tài lẻ, thậm chí là một ca sỹ không có ông bầu, bạn có thể lựa chọn con đường trở thành ngôi sao “Internet ShowBiz”.

Hoặc bạn có thể sản xuất các tác phẩm âm nhạc, mua bản quyền hoặc hợp tác với các ca sỹ, nhạc sỹ và đưa lên các website bán nhạc nổi tiếng thế giới để bán nhạc ví dụ như dịch vụ iTunes.com của Apple, Google Music của Google,…



Kiếm tiền từ các sản phẩm đồ họa

Bạn có sở thích chụp ảnh? Bạn sở hữu một chiếc máy ảnh? Bạn sử dụng thành thạo khá nhiều phần mềm đồ họa như chỉnh sửa ảnh Adobe Photoshop, đồ họa vector Adobe Illustrator, phần mềm chỉnh sửa và biên tập video, phần mềm tạo flash, bạn có hứng thú với việc sáng tác infographic tĩnh, sản xuất video infograhic động,… Như vậy, bạn đã đủ điều kiện để khai thác “mỏ vàng” Internet.

Các sản phẩm đồ họa gồm rất nhiều sản phẩm cụ thể như: ảnh, poster, logo, brochure/catalogue, flyer/ postcard/ card, giao diện website, các icon cho ứng dụng, thiết kế áo T-Shirt, cao cấp hơn là bạn có thể thiết kế và phát triển sản phẩm cho các hãng sản xuất… 

Đây là một mảng kiếm tiền và dễ dàng trở thành tỷ phú, bởi các sản phẩm đồ họa này là một  trong những sản phẩm được mua và được bán nhiều nhất trên mạng Internet hiện nay, hơn nữa các sản phẩm này là sản phẩm sáng tạo nên thường có giá trị cao. 



Bạn có thể chụp những bức ảnh poster đẹp và đưa lên các website bán ảnh như ShutterStock.com, 123Rf.com, Photostock.com, 99designs.com… để bán ảnh, poster và các sản phẩm khác.

Bạn có thể tạo ra các sản phẩm đồ họa như wallpaper, infograhpic, logo công ty, logo thương hiệu và đưa lên các diễn đàn về đồ họa để bán. Bạn có thể vào các website tìm việc tự do như freelance.com, các diễn đàn đồ họa để tìm việc làm thêm, vì nhu cầu tìm người sáng tạo ra các sản phẩm đồ họa hiện nay rất rất lớn. 

Công ty truyền thông, một nhân viên marketing, một nhân viên ngành đồ họa, in ấn, quảng cáo hoặc bất kỳ ai, bất kỳ công ty nào… luôn có nhu cầu tham khảo, tải miễn phí hoặc trả tiển cho các sản phẩm đồ họa do bạn tạo ra. Bạn không thể ngờ được giá trị mình tạo ra và số tiền bạn có thể kiếm được. Nó chắc chắn làm bạn ngạc nhiên.

Video Marketing

Video cũng có thể là một sản phẩm đồ họa (flash, hoạt hình, infographic động v.v…), cũng có thể là một sản phẩm media của các thiết bị quay phim ghi hình chuyên nghiệp.

Câu chuyện mà tôi vẫn thường chia sẻ với mọi người rằng ai cũng biết vào YouTube.com để xem video clip, nhưng ít người có thể kiếm được tiền từ website chia sẻ video lớn nhất thế giới này. 



Một ví dụ kinh điển mà các cuốn sách viết về “kiếm tiền trên mạng” nổi tiếng nhất đều đề cập đó là có một bạn gái tự thực hiện một series video dạy tự trang điểm, bạn gái này dùng máy quay phim cá nhân (bạn có thể sử dụng điện thoại, máy ảnh, máy quay phim cá nhân), tự quay video, tự trang điểm, rồi tự biên tập video, sau đó upload các video này lên YouTube.com và một số website chia sẻ video khác (DailyMotion.com, Metacafe.com…). 

Ban đầu số lượt xem video còn thấp, sau đó các video ngày càng đẹp, có chất lượng hơn – hướng dẫn nhiều kiểu trang điểm cho các bạn trẻ và chị em làm đẹp, số lượt “view” của mỗi video đã tăng lên chóng mặt.

Một hãng mỹ phẩm lớn trên thị trường đã nhanh chóng phát hiện ra cơ hội “marketing trực tuyến” tuyệt vời cho mình, hãng liên hệ với cô gái trong video – vừa là diễn viên, đạo diễn, quay phim, biên tập,… để trả cát-xê cho cô gái mỗi video cô quay và post lên YouTube, rất đơn giản, cô chỉ cần dùng mỹ phẩm của hãng khi trang điểm. 

Không những vậy, hãng còn mang đến những nhà quay phim chuyên nghiệp, những thiết bị đắt tiền, kịch bản tốt và chuyên gia trang điểm hàng đầu thế giới để giúp cho cô gái có thể làm video tốt hơn, hay hơn, hấp dẫn người xem hơn.

Một số website chia sẻ video nổi tiếng khác YouTube.com như Vimeo.com (website video hướng dẫn); Blip.tv (kênh video tương tác); dailymotion.com; break.com, viddler.com v.v…

Bạn có thể trở thành “hot blogger” với trào lưu vlog (video+blog) nếu như nội dung video của bạn hấp dẫn người xem. Bạn có thể tham khảo một số vblogger nổi tiếng trên YouTube.com như Natalie Tran và trang YouTube của cô ấy “communitychannel”. 


Cô ấy có thể kiếm được hàng trăm ngàn USD thông qua các kênh video của cô ấy. Mặt khác, có vô vàn ý tưởng sản xuất các video để thu hút người xem, từ những chủ đề hài hước, vui vẻ, các thủ thuật, các công việc hàng ngày, ví dụ như hướng dẫn trang điểm, hướng dẫn chăm sóc con trẻ, quay các cảnh đẹp, thời trang đường phố,…

Nếu may mắn, không chỉ kiếm tiền từ quảng cáo (chia sẻ doanh thu quảng cáo bởi các website chia sẻ quảng cáo), kiếm tiền từ tài trợ nội dung video đó, nếu may mắn, bạn có thể trở thành một đạo diễn, một diễn viên cho các chương trình thích hợp. Tại sao bạn chưa thử bắt đầu nhỉ?

E-Books



Ngoài âm nhạc, phim ảnh, sản phẩm đồ họa, còn một nhóm sản phẩm nội dung số quan trọng nữa đó chính là ebooks hay còn gọi là sách, báo, tài liệu định dạng điện tử. 

Đây là một “mỏ vàng thực sự” để bạn khai thác và kiếm tiền trực tuyến vì đây cũng là sản phẩm mà người dùng có nhu cầu rất lớn, thực sự có nhu cầu và sẵn lòng chi tiền để sở hữu tài liệu, sách báo phục vụ cho hoạt động nghiên cứu, học tập và giải trí của người dùng.

Bạn có thể tìm kiếm, tải, cóp nhặt ebooks, hoặc sáng tạo ra các tài liệu đó, sau đó bạn c đưa lên các website bán sách để bán, ví dụ như bán trên website tại Việt Nam 123doc.vn, idoc.vn, tailieu.vn, kilobooks.vn…, website bán sách nước ngoài như Amazon.com, scribd.com, docstock.com, slideshare.net…, hoặc xây dựng website bán sách của riêng mình, tích hợp các công cụ thanh toán, giỏ hàng… có sẵn và vô cùng dễ dàng tích hợp.​

Chủ Nhật, 7 tháng 9, 2014

Apple đang cố gắng triển khai nhanh để giúp HealthKit trở thành “bác sỹ” đồng hành cùng bạn trước khi Google và Samsung có thể bắt kịp.
Trở lại vào tháng 6, khi Apple ra mắt iOS 8, hãng đã công bố ứng dụng HealthKit và cho biết đang hợp tác với bệnh viện Mayo để đảm bảo người dùng iPhone luôn có đầy đủ các khuyến cáo của bác sĩ. Hiện tại, Apple cũng đang hợp tác với nhiều bệnh viện tên tuổi khác để tạo ra hồ sơ sức khỏe điện tử cho người dùng.
Apple, bác sỹ, iPhone
HealthKit trên iOS 8.
Theo Reuters, Apple đang đàm phán với bệnh viện Mount Sinai, Cleveland Clinic và John Hopkin cũng như các công ty lưu trữ hồ sơ sức khỏe điện tử cùng hệ thống Allscripts Epic. Apple hi vọng rằng HealthKit sẽ trở thành ứng dụng sức khỏe thống trị trên toàn thế giới.
Ứng dụng nhằm mục đích để tổng hợp và theo dõi tất cả dữ liệu về sức khỏe, quá trình tập luyện thể dục của người dùng tạo thành hồ sơ dễ dàng sử dụng nhất. Nếu Apple có thể hợp tác tốt với các bệnh viện thì HealthKit có thể được sử dụng như là một nguồn tài nguyên theo dõi cho cả bác sĩ và bệnh nhân.
Apple, bác sỹ, iPhone
Theo dõi quá trình tập luyện.
Bệnh nhân có thể xem họ đạt được những gì trong quá trình tập luyện, các bác sĩ có thể truy cập vào bất cứ khi nào để xem xét dữ liệu của bệnh nhân, cung cấp các khuyến cáo chính xác hơn và sẽ dõi theo các người dùng.
Apple, bác sỹ, iPhone
Bác sĩ dõi theo.
Tất nhiên, việc chia sẻ dữ liệu bệnh nhân giữa các công ty và bệnh viện khác nhau là điều không dễ dàng, nó phụ thuộc vào dữ liệu được chia sẻ, do ai và cách chia sẻ. Dữ liệu cá nhân của bệnh nhân phải được bảo vệ theo tiêu chuẩn cụ thể của pháp luật.
Hi vọng mọi thứ sẽ tốt đẹp để HealthKit trở thành “bác sĩ bỏ túi” cho người dùng, mọi lúc mọi nơi

Thứ Sáu, 5 tháng 9, 2014

Như các bạn đã biết, Hiện nay có rất nhiều nền tảng tốt cho việc xuất bản Website. Nhưng không phải bất cứ nền tảng nào cũng đem lại sự uyển chuyển cho người dùng. Bài viết ngày hôm nay, ThaiAiTi muốn đưa bạn đọc tìm hiểu thực tế về joomla qua cách cài đặt cơ bản nhất.
Tuts + Video hướng dẫn Cài đặt Joomla_3.2.3 trên Localhost với Xampp

Joomla! là hệ thống quản trị nội dung mã nguồn mở số 1 thế giới hiện nay. Linh hoạt, đơn giản, thanh nhã, tính tuỳ biến rất cao và cực kỳ mạnh mẽ, đó là những gì có thể nói về Joomla! Được sử dụng ở trên toàn thế giới từ những trang web đơn giản cho đến những ứng dụng phức tạp. Việc cài đặt Joomla! rất dễ dàng, đơn giản trong việc quản lý và đáng tin cậy.
Joomla! là một hệ quản trị nội dung mã nguồn mở. Joomla! được viết bằng ngôn ngữ PHP và kết nối tới cơ sở dữ liệu MySQL, cho phép người sử dụng có thể dễ dàng xuất bản các nội dung của họ lên Internet hoặc Intranet.
Để thực hiện 1 việc gì đó, trước tiên chúng ta cần phải có công cụ. Theo câu nói dân gian 
"Đi cày phải có trâu".  Vậy ở bài hôm nay, công cụ của chúng ta là gì? Mời bạn đọc Download bộ cài đặt Joomla 3 Full + XAMPP 1.7

- Sau khi tải trọn bộ cài đặt ở trên và giải nén, bạn làm theo các hướng dẫn như hình minh họa nhé:

Tuts + Video hướng dẫn Cài đặt Joomla_3.2.3 trên Localhost với Xampp

Tuts + Video hướng dẫn Cài đặt Joomla_3.2.3 trên Localhost với Xampp

Tuts + Video hướng dẫn Cài đặt Joomla_3.2.3 trên Localhost với Xampp

Tuts + Video hướng dẫn Cài đặt Joomla_3.2.3 trên Localhost với Xampp

Tuts + Video hướng dẫn Cài đặt Joomla_3.2.3 trên Localhost với Xampp


Tuts + Video hướng dẫn Cài đặt Joomla_3.2.3 trên Localhost với Xampp

Bạn chú ý không được tắt bảng thông báo này trong quá trình cài đặt Joomla nhé


Tuts + Video hướng dẫn Cài đặt Joomla_3.2.3 trên Localhost với Xampp

Bước tiếp theo, bạn quay trở lại thư mục mà bạn đã Download ở trên về vài giải nén thư mục như hình dưới


Thực hiện đổi tên thư mục vừa giải nén thành thư mục mà bạn muốn ( tùy bạn đặt miễn sao nhớ tên để làm các bước về sau ). Ở ví dụ này mình đặt tên là thaiaiti


Coppy thư mục thaiaiti và dán vào thư mục theo đường dẫn sau như hình bên dưới: C:\xampp\htdocs


Mở trình duyệt Google Chrome hoặc bất cứ trình duyệt Web nào và gõ và thanh địa chỉ localhost - nhấn Enter, xuất hiện thông báo như hình bên dưới và bạn tiếp tục làm theo chỉ dẫn

Tuts + Video hướng dẫn Cài đặt Joomla_3.2.3 trên Localhost với Xampp

Tuts + Video hướng dẫn Cài đặt Joomla_3.2.3 trên Localhost với Xampp

Bước 1. Bạn nhập tên vào ô số 2 như hình dưới: bạn có thể nhập bất kỳ tên gì, chỉ cần không trùng lặp với các tên bạn sẽ khai báo sau này nhé.


Bước 2. Ok, tiếp tục gõ lên thanh địa chỉ localhost/thaiaiti xuất hiện như hình dưới và bạn làm theo chỉ dẫn
Ghi chú: thaiaiti chính là tên thư mục lúc ban đầu bạn đã đổi nhé

Tuts + Video hướng dẫn Cài đặt Joomla_3.2.3 trên Localhost với Xampp

Tại đây bạn chú ý: nhớ tên đăng nhập quản trị 4 ( hình trên ) và mật khẩu 5 ( hình trên ) để làm các bước tiếp theo nhé


Tại hình trên, bạn nhập:
- tên đăng nhập là root
- mật khẩu: để trống
Tên cơ sở dữ liệu: bạn điền tên như đã khai báo ở bước 1 nhé

Tuts + Video hướng dẫn Cài đặt Joomla_3.2.3 trên Localhost với Xampp

Tuts + Video hướng dẫn Cài đặt Joomla_3.2.3 trên Localhost với Xampp


Tại đây, bạn có thể đăng nhập quản trị Website của mình bằng User pass bạn đã khai báo ở Bước 2

Tuts + Video hướng dẫn Cài đặt Joomla_3.2.3 trên Localhost với Xampp

Và dưới đây là trang quản trị web joomla 3.

Tuts + Video hướng dẫn Cài đặt Joomla_3.2.3 trên Localhost với Xampp

Vậy là quá trình cài đặt joomla 3 trên Localhost với XAMPP đã thành công, Nếu bạn chưa thực hiện được.

Bạn có thể xem Video hướng dẫn bên dưới để thực hiện nhé



Để có thể khám phá nhiều hơn thế nữa về Joomla, Bạn vui lòng theo dõi thường xuyên Website thaiaiti.com
Hoặc có thể tham gia khóa học đào tạo Thiết kế Web đám mây Google Blogspot tại Hà Nội
Đừng quên nhấn Like và chia sẻ bài viết nhé. Thank